Xây dưng) – Chiều ngày 3/11, tại Đà Nẵng, UBND thành phố Đà Nẵng cùng Tổ chức JICA Nhật Bản đồng tổ chức Hội thảo Thực trạng xử lý nước thải đô thị tại Đà Nẵng và áp dụng kinh nghiệm của Nhật Bản. Hội thảo nhằm đánh giá thực trạng, vướng mắc trong công tác quản lý xử lý nước thải tại Đà Nẵng.

Hội thảo với sự tham gia của các nhà quản lý nhà nước, các chuyên gia và doanh nghiệp đầu ngành của Việt Nam và Nhật Bản.

Hệ thống xử lý nước thải đô thị Đà Nẵng còn lạc hậu

Theo báo cáo của  Sở Xây dựng Đà Nẵng thì hệ thống nước thải hiện nay của Đà Nẵng chủ yếu là hệ thống thoát nước chung. Nước thải của thành phố được thu gom bằng tuyến cống ven biển, ven sông, ven hồ qua các giếng chuyển dòng tại các cửa xả. Đối với hệ thống nước thải thu gom riêng về trạm xử lý  chỉ có một ít tại các khu quy hoạch mới.

Đối với nước thải sinh hoạt hiện nay được gom chung ở 5 trạm xử lý với công nghệ kỵ khí, hiếu khí. Trong đó 4 trạm xử lý nước thải có công nghệ lạc hậu. Nước thải công nghiệp hiện nay cũng đã có 5 trạm xử lý. Riêng Khu công nghiệp Hoà Khánh mở rộng chưa có trạm xử lý nước thải.

Hệ thống nước thải thành phố được thu gop bằng tuyến công bao ven biển, ven sông qua các giếng chuyển dòng tại các cửa xả thường xuyên bị ảnh hưởng của thuỷ triều, cát lấp. Nước thải đổ ra biển, hồ, sông gây ô nhiễm, tình trạng mùi hôi thường xuyên phát sinh từ các của xả ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân nhất là đoạn từ khách sạn Furama đến giáp tỉnh Quảng Nam và đoạn đầu tuyến đường Nguyễn Tất Thành.

Trong khi đó là hệ thống thoát nước đô thị của Đà Nẵng hiện đã xuống cấp, nước ngầm thấm vào cống, chảy đến mạng lưới công bao, trạm xử lý nước thải gây quá tải cho các trạm bơm so với thiết kế gây lãng phí cho công tác vận hành. Toàn bộ hệ thống nước thoát nước gần như chưa có hố ga ngăn mùi nên mùa hè phát sinh mùi hôi về mùa hè.

Tỷ lệ đấu nối nước thải xảm và nước thải đen từ hộ dân ra hệ thống thoát nước thành phố thấp. Đa số người dân xây dựng hầm tự thấm, hố thấm gây ô nhiễm cho nguồn nước ngầm. Công nghệ xử lý nước thải hiện trạng lạc hậu không đảm bảo theo yêu cầu quy định.
Một thực trạng báo động hiện nay đó là nước thải sau xử lý tại 4 trạm so với Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp cho thấy thông số ô nhiễm Amoni vượt quy chuẩn cho phép. Điển hình đó là trạm xử lý nước thải Hoà Cường vượt tiêu chuẩn 2,33 lần, trạm Ngũ Hành Sơn là 2,33 lần, trạm Phú Lộc là 1, 31 lần, trạm Sơn Trà là 1,22 lần.

Hệ thống thoát nước đô thị của Đà Nẵng hiện đã xuống cấp làm ngập úng nặng ở một số điểm khi mùa mưa về.

Học hỏi kinh nghiệm từ Nhật Bản

Một trong những tiêu chí cần đạt được đến năm 2020 là Đà Nẵng phải đảm bảo toàn bộ lượng nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành trước khi xả ra môi trường. Đảm bảo thu gom 100% nước thải sinh hoạt vào hệ thống cống, 25% lượng nước được tái sử dụng, từng bước xây dựng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn.

Từ năm 1999- 2007, Đà Nẵng đã triển khai dự án thoát nước và vệ sinh môi trường với tổng kinh phí đầu tư ban đầu khoảng 41 triệu USD xây dựng 700 km cống nội thị, 75 của xả, hơn 200km kênh mương, 12 hồ điều hoà, 17km tuyến ống thu gom tự chảy các loại, 97 giếng tách, 21 trạm bơm chìm gồm 60 máy bơm chìm các loại. Tuy nhiên vẫn chưa giải quyết được vấn đề về nước thải của đô thị Đà Nẵng.

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng cho rằng: Hiện nay thành  phố đang hướng đến việc xây dựng Đà Nẵng đến năm 2020 là thành phố thân thiện với môi trường. Do đó cần có những bước đi đúng hướng, phù hợp nhằm bảo vệ môi trường, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng môi trường đất, nước, không khí.  Với những kinh nghiệm từ thực tiễn đã trải qua của các địa phương tại Nhật Bản được chia sẻ cho Đà Nẵng hy vọng sẽ mở ra hướng đi mới, những phương án, giải pháp phù hợp, hữu hiệu để quản lý và xử lý nước thải của thành phố.

Ông Kazutoshi Akasaka, Công ty tư vấn Nihon Suido cũng cho biết: Tại sao ở Nhật không áp dụng hệ thống thoát nước riêng mà cải thiện hệ thống thoát nước chung? Đó là do gặp nhiều khó khăn trong công tác chuyển hóa do mặt đường chật hẹp, công trình ngầm đan xen, chằng chịt nên khó lắp đặt 2 đường óng thoát nước riêng biệt. Tổng chi phí để thực hiện hệ thống thoát nước riêng quá lớn. Phải phân kỳ đường ống thoát nước từ khu vực dân cư. Phải có biện pháp ngăn chặn rác bẩn trong tiêu thoát nước ở đường.

Chính vì thế việc cải thiện hệ thống nước thải nửa riêng áp dụng thành công tại Nhật Bản. Tính đến năm 2014 Nhật Bản có 169 đô thị đã hoàn thiện dự án cải thiện hệ thống thoát nước nửa riêng đạt 65,9% tổng chỉ tiêu.

Với hệ thống này được áp dụng các biện pháp như điều chỉnh độ cao cửa tràn, lắp đặt lưới lọc nhằm giảm thiểu lưu lượng nước thải tràn qua, xả vào nguồn tiếp nhận công cộng qua cửa xả khi có mưa. Chỉ số BOD trung bình tại cửa xả là 40mg/l. Giải pháp này là làm giảm phần nước mưa trong nước của hệ thống nước thoát nửa riêng. Làm tăng lưu lượng tách dòng nước thải chuyển tải về nhà máy. Tăng lưu lượng tách dòng bể lọc cao tốc, bể lắng phân ly, phương pháp bùn hoạt tính.

Ông Kazutoshi Akasaka cho biết thêm: Lợi ích của việc sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng là có thể xả chung cả rác bẩn trên mặt đường khi có mưa. Bằng những biện pháp cải tiến nhất định có thể đạt được chỉ tiêu quy định của môi trường. Tính kinh tế cao so với việc quy hoạch hệ thống thoát nước riêng.

Những kinh nghiệm này được các chuyên gia Nhật Bản cho rằng có thể áp dụng tại Việt Nam nhất là có thể áp dụng đối với đô thị Đà Nẵng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *